Duối rừng - Trị xuất huyết đường tiêu hóa

Duối rừng là cây gỗ thuộc họ Dâu tằm, có vỏ màu xám nâu, cành không lông, gặp ở rừng Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai, có vị đắng cay, tính ấm, được dùng trị xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày, ngoại thường xuất huyết, đòn ngã tổn thương. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Duối rừng - Trị xuất huyết đường tiêu hóa

Duối rừng - Streblus indica (Bur.) Corn. (Pseudo streblus indica Bur.), thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

1. Mô tả

Cây gỗ cao 5 - 15m, vỏ màu xám nâu, cành không lông. Lá có phiến thon, dài 6 - 15cm, rộng 2,5 - 4cm, đầu có mũi dài, gốc nhọn, hơi không cân, mép nguyên; cuống lá dài 1 -2,5cm. Cụm hoa ở nách lá, đực cái cùng gốc; hoa đực mọc thành chùm, lá bắc 3, bao hoa 5 phiến, gần hình tròn, nhị 5; hoa cái đơn độc ở nách lá, có 4 lá bắc nhỏ, bao hoa 4 - 5 phiến, gần hình tròn, có lông mềm; bầu có vòi nhuỵ chia 2 nhánh, có lông.

2. Bộ phận dùng

Vỏ thân - Cortex Strebli Indicae.

3. Nơi sống và thu hái

Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Ở nước ta, có gặp ở rừng Kon Hà Nừng thuộc tỉnh Gia Lai.

4. Tính vị, tác dụng

Vị đắng cay, tính ấm, có tác dụng cầm máu, chống đau, tiếp xương.

5. Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ cây được dùng trị xuất huyết đường tiêu hoá và đau dạ dày, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, đòn ngã tổn thương.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Duối rừng. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM