Kim phượng - Trị sốt rét nặng

Kim phượng là cây nhỡ, nhẵn, không có gia, thuộc họ Đậu, thường trồng làm cảnh ở các công viên và các vuờn gia đình, dùng trị sốt rét nặng và xổ, thổ tả, lợi kinh, viêm phế quản,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.

Kim phượng - Trị sốt rét nặng

Kim phượng hay Điệp cúng, Điệp ta, Điệp vàng - Caesalpinia pulcherrima (L.) Sw., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

1. Mô tả

Cây nhỡ, nhẵn, không có gai. Lá kép 2 lần lông chim, chẵn, Cuống lá mang 5 - 8 đôi cuống phụ, mỗi cuống phụ mang 6 - 12 đôi lá chét. Hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa to, màu đỏ hoặc màu vàng da cam. Nhị 10, thò dài ra ngoài hoa sau khi hoa nở, dài tới 5cm, trông như đuôi phượng. Quả gần thẳng hoặc hơi hình chữ S, mỏng, chứa 8 hạt dẹt.

2. Bộ phận dùng

Lá, rễ, vỏ, hoa  -  Folium, Radix, Cortex et Flos Caesalpiniae.

3. Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ấn độ - Malaixia, thường trồng làm cảnh ở các công viên và các vuờn gia đình. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

4. Tính vị, tác dụng

Lá có tính xổ và kích thích, cũng có tính chất điều kinh. Rễ chát, se, có độc. Hoa có một hoạt chất đắng, có tác dụng bổ phổi và hạ nhiệt.

5. Công dụng

Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ. Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai. Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh. Hoa được dùng hãm uống chữa viêm phế quản, hen suyễn và sốt rét.

Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ bên trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích về cây Kim phượng. Để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn khi dùng, bạn đọc nên tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn của lương y. 

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM